
Chùa Bái Đính Ninh Bình, cẩm nang du lịch từ A đến Z
- 20 Th3, 2021
- Posted by admin
- 0 Comment(s)
Chùa Bái Đính là ngôi chùa có quy mô lớn với cảnh sắc có một không hai, nơi đây đã thu hút hàng triệu du khách đi du lịch đến thăm chùa Bái Đính hàng năm.
CHÙA BÁI ĐÍNH Ở ĐÂU??
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng vạn phật tử về hành hương.
MÙA NÀO ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH ĐẸP NHẤT??
Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là thời điểm đẹp nhất để đi chùa Bái Đính. Trong tiết trời se lạnh nhưng hân hoan của những ngày đầu năm mới bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở Bái Đính. Vì là mùa đẹp nhất và mang ý nghĩa tâm linh nên thời gian này khách du lịch thường rất dày đặc. Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Lễ đầu năm tại chùa Bái Đính
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH:
Phần lớn các hành khách đến tham quan sẽ xuất phát từ Hà Nội. Bởi lẽ các hành khách từ Miền Nam sẽ thường bay ra Hà Nội. Sau đó từ đây bắt đầu chuyến hành trình du lịch Chùa Bái Đính. Thành phố Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 100km. Từ Hà Nội bạn hãy di chuyển ra bến xe Giáp Bát để bắt các chuyến xe khách Hà Nội – Ninh Bình đi trong ngày. Trung bình cứ tầm 20 phút lại có một chuyến.
Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, du khách tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi, hoặc xe ôm để tới khu chùa Bái Đính. Nếu muốn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động ngắm cảnh bên đường, hành khách có thể đi xe máy đến Ninh Bình theo Quốc lộ 1A vì khoảng cách không quá xa.
GIÁ VÉ KHI THAM QUAN VÀ LƯU Ý
Giá vé khi tham quan chùa Bái Đính cho hành khách (giá vé có thể thay đổi theo thời gian)
Vé xe điện: 60.000 đồng/người/1 lượt, combo thăm quan Tháp Bảo Thiên nữa là 95k/ng
Giá vé hướng dẫn viên: 300.000 đồng/tour
Có những lưu ý nhỏ:
– Khi mua vé xe điện hãy mua vé 2 chiều luôn một lần từ dưới chân núi, để tránh tình trạng lúc về lại phải mất công đi kiếm chỗ xếp hàng mua vé.
– Hãy di chuyển bằng xe điện lên chùa Bái Đính cổ trước, rồi dần dần đi xuống chua Bái Đính mới. Vì đi với lộ trình này là xuống núi. Việc leo từ chùa mới lên chùa Cổ đòi hỏi quý vị có một thể lực thật tốt, và lòng kiên trì bền bỉ vì đây là lộ trình leo núi. Quãng đường là mấy nghìn bậc thang, bạn tưởng tượng ra rồi chứ?
TỔNG QUAN KHU CHÙA BÁI ĐÍNH
Chùa Bái Đính nổi tiếng là danh thắng tâm linh, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử gần 1000 năm tuổi. Đây là vùng đất gắn với nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý.
Có hai khu vực chính: khu chùa Bái Đính mới và khu chùa Bái Đính cổ. Trong đó, chùa Bái Đính mới có cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế. Còn chùa Bái Đính cổ cách khu vực điện Tam Thế 800m về hướng Nam, gần đó có khu rừng yên tĩnh và cả nhà tiền đường nằm ngay chính giữa.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN QUANH CHÙA BÁI ĐÍNH
Hang Sáng, Động Tối
Chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối.Để tới chiêm ngưỡng được Hang Sáng, Động Tối tại du lịch chùa Bái Đính thì chúng ta phải vượt qua 300 bậc đá. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25 m, rộng 15 m, cao khoảng hơn 2 m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo khung cảnh khá huyền ảo, phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc tháng của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Ở chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí, khiến du khách có cảm giác thanh mát khi bước vào trong động. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, nhiều tượng thờ được đặt sâu trong các ngách đá và có đồ thờ riêng.

Đền Thánh Nguyễn
Từ ngã ba hướng về cổng tam quan, đi vào sẽ đến đền Thánh Nguyễn, trong đền có đặt bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hàng động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng. Để tưởng nhớ và ghi tạc công ơn của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không, người dân đã tạc tượng thờ trên chùa Bái Đính. Ngoài ra ông còn được thờ ở nhiều nơi khắp tỉnh Ninh Bình.

Giếng Ngọc
Nhìn từ trên cao có thể thấy lan can bằng đá tạo thành vòng lớn và giếng ngọc được bao phủ xung quanh bởi cây xanh. Nước trong giếng có màu xanh ngọc bích.Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

CHÙA BÁI ĐÍNH VỚI NHỮNG KỶ LỤC
- Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ

- Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ

- Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.

- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.

- Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
- Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.

- Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.

- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
ĂN UỐNG Ở CHÙA BÁI ĐÍNH RA SAO??
Trong quần thể khu du lịch chùa Bái đính có xây nhà hàng, nhưng nếu du khách muốn ăn bên ngoài thì có thể thử được nhiều đặc sản hơn và giá cả cũng “hạt dẻ” hơn. Mình sẽ review cho các bạn những địa điểm ăn uống chất lượng với món thịt dê và đặc sản cơm cháy của Ninh Bình, mọi người cùng tham khảo nhá:
- Nhà hàng Chính Thư: thôn Khê Thượng, Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình

- Nhà hàng Hữu Nghị: thôn Yên Trạch, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình

CHỖ Ở NHƯ Ý TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH
Trong khu chùa Bái Đính cũng có nhà hàng – khách sạn, nhưng nếu bạn muốn ra ngoài đổi gió, tham quan đây đó thì không nên bỏ qua những địa điểm sau:
– Tam Cốc Garden Homestay : thôn Đầm Khê Trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

– Trang An Family Homestay: thôn Khê Thượng, xã Ninh Thuận, Hoa Lư, Ninh Bình

– The View Point Home & Spa: thôn Khê Thượng, xã Ninh Thuận, Hoa Lư, Ninh Bình

– Cosiana Homestay: thôn Khê Thượng, xã Ninh Thuận, Hoa Lư, Ninh Bình

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH
– Là khách du lịch, ai trong chúng ta cũng muốn đẹp mọi lúc và mọi nơi. Nhưng khuyên quý khách trong chuyến du lịch chùa Bái Đính này, bạn chọn những đôi giày thể thao thoải mái thay vì giày cao gót hoăc búp bê nhé. Bởi vì địa hình là núi và chúng ta cũng phải leo và vận động đôi chân khá nhiều.
– Chọn những trang phục lịch sự, kín đáo khi vào chùa nhé. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều trải nghiệm hấp dẫn khi đi tham quan khu chùa Bái Đính.
– Đặc điểm của khí hậu miền Bắc là vào mùa xuân sẽ có mưa phùn lất phất, du khách nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng, chắc chắn sẽ rất hữu dụng.
– Đến chùa Bái Đính nhất định bạn phải mua cơm cháy chà bông ninh bình vàng, cơm cháy ninh bình vàng về làm quá nhá, đảm bảo là món quà ý nghĩa nhất bạn từng mua.
Cơm cháy Ninh Bình Vàng, cơm cháy chà bông Ninh Bình Vàng – một sản phẩm của Đại Long

– Bạn nên đến chùa Bái Đính vào buổi tối một lần, sẽ thật tuyệt vời!

Rất mong những thông tin trên sẽ giúp quý khách phần nào hiểu thêm vẻ đẹp uy linh khi tới chùa Bái Đính. Cơm cháy Đại Long trân trọng kính chúc quý khách có những hành trình du lịch, khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, uy nghiêm nhưng không kém phần đặc sắc khi tham gia nhưng tour du lịch trong nước.